Tinh giản bài thử nghiệm với các phương pháp đo theo tiêu chuẩn WLTP

Giảm gánh nặng công đoạn chuẩn bị nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu chính xác của tiêu chuẩn WLTP nhờ kìm cảm biến dòng điện chính xác và thiết bị phân tích công suất được nhiều tổ chức chứng nhận sử dụng.

Khách hàng hợp tác

Công ty Z, một nhà sản xuất ô tô lớn của châu Âu, đã thiết kế các xe bám sát xu thế dựa trên các dữ liệu về nhu cầu và phong cách sống của khách hàng. Nhờ chú trọng tăng hiệu suất tiết kiệm năng lượng cho các ô tô cỡ vừa và nhỏ, công ty đã giành được nhiều lời khen ngợi trên thị trường toàn cầu trong những năm gần đây, 

Bối cảnh

Tìm kiếm phép đo dòng điện chính xác hơn để tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế WLTP

Cho đến gần đây, các chu trình thử nghiệm phát thải, hiệu suất nhiên liệu và phương pháp thử nghiệm đối với ô tô mới bị chi phối bởi một loạt các quy định quốc gia và khu vực, khiến các nhà sản xuất ô tô phải thực hiện một chế độ thử nghiệm riêng biệt cho từng quốc gia hoặc khu vực để chứng nhận sản phẩm của họ. Quy trình kiểm tra đồng bộ cho xe hạng nhẹ toàn cầu, Worldwide harmonized Light vehicles Test Procedure (WLTP), đã được phát triển & thống nhất trên toàn cầu để giải quyết vấn đề này. Theo đó, vào năm 2017 Liên minh châu Âu đã giới thiệu chế độ Chu kỳ thử nghiệm cho xe hạng nhẹ toàn cầu, Worldwide Light-duty Test Cycles (WLTC) trong tiêu chuẩn WLTP; và Nhật Bản giới thiệu vào năm 2018.

  • Ví dụ về chu kỳ kiểm tra

Tiêu chuẩn yêu cầu đo năng lượng điện dùng trong sạc - xả pin xe và chuyển đổi nó thành khí thải CO2. Do đó, quy trình chứng nhận mẫu yêu cầu các nhà sản xuất phải đo chính xác điện áp, dòng điện và công suất. Do kết quả của các phép đo đóng góp cho chứng nhận thử nghiệm có thể được xuất bản trong catalogue và các ấn phẩm khác, nên các nhà sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô đang nỗ lực thiết lập các phương pháp đo tốt hơn. Như vậy, họ có thể thực hiện đo bám sát tiêu chuẩn ngay từ giai đoạn phát triển.

Công ty Z, đơn vị bán nhiều mẫu xe trong châu Âu và nhiều thị trường khác trên thế giới, đang xem xét lại các phương pháp đo lường thông thường để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt do WLTP đặt ra. Công ty đã thực hiện đánh giá lại mức độ chính xác khi đo điện áp, dòng điện, công suất của các thiết bị, kể cả trong quá trình phát triển.

Lý do chính để khách hàng chọn Hioki

Kìm cảm biến dòng điện đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về độ chính xác của WLTP

Trong quá trình điều tra làm thế nào để có thể thực hiện các phép đo chính xác hơn, Công ty Z nhanh chóng rơi vào khó khăn khi đo dòng điện, một lần với cảm biến dòng điện dạng luồn dây, và một lần với cảm biến dạng kìm. Nhìn chung, cảm biến dòng điện dạng luồn dây có độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, để đo được, bắt buộc phải ngắt kết nối dây đang được đo, luồn dây qua vòng cảm biến, sau đó đưa dây về trạng thái ban đầu sau khi đo. Việc này tốn công sức và tiềm ẩn rủi ro không lường trước được khi ngắt kết nối và kết nối lại dây.

  • Cảm biến dòng luồn dây

Ngược lại, các kìm cảm biến dòng điện dễ sử dụng hơn do có thể mở - đóng để kẹp quanh dây đo mà không cần ngắt kết nối dây. Tuy nhiên, thiết kế của chúng dẫn đến một lỗ hổng không thể tránh khỏi trong vật liệu từ tính nơi cảm biến đóng và mở, làm giảm độ chính xác của chúng so với các mẫu luồn dây. Do đó, Công ty Z gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một cảm biến đạt độ chính xác theo yêu cầu của WLTP. Theo cách này, hai loại cảm biến dòng điện có những ưu điểm và nhược điểm tương ứng. Trong khi đó, công ty mong muốn giảm thiểu việc điều chỉnh các xe thành phẩm để đảm bảo độ chính xác và họ muốn đo hiệu suất nhiên liệu chính xác hơn bằng các kìm cảm biến thuận tiện.

  • Kìm cảm biến dòng điện
    Mở
  • Kìm cảm biến dòng điện
    Đóng
  • Công nghệ hỗ trợ cải tiến phép đo dòng điện
    "phương pháp thông lượng không (kiểu phát hiện cổng thông lượng)"

Công ty Z đã tổng hợp nhiều kìm cảm biến dòng có sẵn trên thị trường. Thông qua so sánh, công ty đã xác định sự kết hợp giữa đầu đo dòng điện AC/DC Hioki và thiết bị phân tích công suất là một công cụ đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của WLTP về độ chính xác. Vì cả hai đều do Hioki tự phát triển và sản xuất nên khi được kết hợp với nhau, chúng cung cấp phép đo vượt trội, bao gồm cả chống nhiễu. Sau nhiều lần kiểm thử, công ty Z nhanh chóng quyết định mua đầu đo dòng AC/DC và thiết bị phân tích công suất của Hioki.

Cú hích cho tốc độ quyết định mua hàng của Công ty Z xuất phát từ dải cảm biến có định mức dòng điện đa dạng của Hioki. Công ty ấn tượng ấn tượng bởi có thể chọn cảm biến dòng điện có định mức dòng điện tối ưu theo công suất của xe cần đo. Ngoài ra, dựa trên nhu cầu về tính cơ động trên thiết bị phân tích công suất, công ty đã lựa chọn PW3390, một thiết bị phân tích công suất có thiết kế nhỏ gọn, khả năng di động hoàn hảo và độ chính xác tuyệt vời.

  • Máy phân tích công suất PW3390
  • Cảm biến dòng điện

Lợi ích

Thời gian kiểm tra ngắn hơn và sự chính xác của phép đo bằng kìm cảm biến có độ tin cậy cao hơn

Khi triển khai các đầu đo dòng điện AC/DC và thiết bị phân tích công suất PW3390, Công ty Z có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của WLPT đối với độ chính xác dòng điện nhưng vẫn đảm bảo khối lượng công việc được tinh gọn. Giờ đây, kỹ thuật viên chỉ cần kẹp các cảm biến dòng điện xung quanh dây điện cần đo. Do không phải ngắt kết nối dây điện khi đo, nên công ty có thể kiểm tra cả các xe đã hoàn thiện. Điều này giúp tối giản công tác chuẩn bị trước khi thử nghiệm hiệu suất nhiên liệu

Phim phân tích công suất PW3390

Về nguyên tắc, thử nghiệm chứng nhận WLTP được thực hiện tại cơ sở của tổ chức chứng nhận hoặc tại cơ sở của nhà sản xuất ô tô với sự có mặt của thanh tra viên từ tổ chức chứng nhận. Sự kết hợp giữa đầu đo dòng điện AC/DC và PW3390 được nhiều tổ chức chứng nhận sử dụng. Đối với Công ty Z, việc triển khai bộ thiết bị giống với các tổ chức giúp công ty lặp lại các phép đo từ giai đoạn phát triển để yên tâm, tự tin tiến đến bài thử nghiệm lấy chứng nhận

Gần đây, một nhà sản xuất linh kiện làm việc với Công ty Z đang xem xét triển khai đầu dò dòng dòng điện AC/DC và PW3390 để họ có thể đánh giá chính xác mức tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu khi các bộ phận của xe được thay thế bằng thiết kế mới nhất của họ và sau đó đề xuất những lợi ích đó cho Công ty Z. Vì Công ty Z có thể sử dụng những bộ phận như vậy một cách tự tin và yên tâm, dự kiến sẽ có nhiều nhà sản xuất bộ phận hơn áp dụng phương pháp này trong tương lai.

WLTP, bộ tiêu chuẩn được xây dựng để đề ra ước lượng khoảng cách gần đúng với kỳ vọng của tài xế trong thực tế, sẽ luôn được chỉnh lý. Trong năm 2021, điều kiện thử nghiệm về nhiệt độ thấp được thêm vào, đặt ra yêu cầu tính toán hiệu suất nhiên liệu khi nhiệt độ ở mức -7 ° C. Công ty Z ngay lập tức tuân thủ yêu cầu thử nghiệm nhiệt độ thấp này. Bằng cách hợp tác với Hioki, công ty đã có thể mở rộng phạm vi nhiệt độ hoạt động của Power Analyzer PW3390 từ -10 ° C đến 40 ° C (từ phạm vi ban đầu là 0 ° C đến 40 ° C). Trong tương lai, nhà sản xuất ô tô này có kế hoạch hợp tác với Hioki để luôn theo kịp tốc độ chỉnh lý của các quy định về tiết kiệm nhiên liệu

Sản phẩm đã mua